Đề thi Toán: Nội dung câu hỏi rộng, mức độ hỏi sâu In
Thứ ba, 26/06/2018 17:44

Thí sinh trao đổi một mã đề thi môn Toán tại điểm thi Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

NDĐT- Đánh giá ban đầu của một số giáo viên môn Toán là đề thi THPT quốc gia năm nay có những câu hỏi ở mức độ khó đến rất khó, đòi hỏi tư duy và khả năng tính toán tốt của thí sinh. Với mức độ thử thách trong đề thi môn Toán năm nay, các thầy cô nhận định sẽ không còn hiện tượng “mưa điểm 10” bởi thí sinh thật sự giỏi mới có thể đạt được mức điểm trên 9.

Thầy Nguyễn Cao Cường, giáo viên Trường THCS Thái Thịnh, Hà Nội nhận xét: Đề ra theo đúng cấu trúc của năm trước với 50 câu hỏi chủ yếu kiến thức của lớp 12 và lớp 11. Mức độ tương đương của các mã đề tốt hơn so với năm ngoái. Các câu hỏi từ mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao của các mã đề có mức độ tương đương nhau, công bằng cho các thí sinh. Đề cũng có một số câu hỏi mang tính thực tế như về lãi suất ngân hàng, chế tạo sản phẩm… Tuy nhiên, học sinh sẽ không bất ngờ về những dạng câu hỏi này do đã được ôn luyện tại trường.

Số lượng câu hỏi nằm trong chương trình lớp 11 khoảng 8 câu, chiếm gần 20%. Các mảng kiến thức lớp 11 có trong đề gồm: Giới hạn dãy số, xác suất, hình học không gian lớp 11 (góc, khoảng cách). So với đề minh họa, thì mức độ kiến thức trong đề thi là phù hợp, học sinh có thể giải quyết được. Trong số đó có một câu ở mức độ vận dụng cao.

Đề năm nay hỏi rộng, mức độ hỏi sâu, có tính phân loại cao. Mức độ câu hỏi nhận biết, thông hiểu chiếm khoảng 20-25 câu và học sinh trung bình có thể được số điểm từ 4-5,5 điểm. Học sinh mức độ khá có thể giải quyết 35 câu đầu tiên và đạt điểm khoảng từ 7 đến 7.4. Học sinh giỏi thật sự mới có thể đạt mức điểm trên 9. Khoảng 10 câu có độ khó và kỹ thuật ra đề tốt, phân loại học sinh khá giỏi. Đây là những câu không đơn giản với đa số thí sinh. Do vậy, số lượng học sinh đạt điểm tuyệt đối sẽ không nhiều.

Khoảng 20% câu hỏi được sắp xếp ở cuối đề thi là những câu khó nhất. (Ảnh minh họa từ một mã đề - T.S)

Cô Nguyễn Thị Thu Dung, giáo viên Trường THPT Đoan Hùng (Phú Thọ): Đề thi THPT quốc gia môn Toán năm 2018 rất hay, có tính phân hóa cao, kiểm tra được kiến thức kỹ năng, các câu hỏi bảo đảm được độ phân loại, phù hợp với yêu cầu xét tốt nghiệp, thuận lợi cho việc phân loại học sinh khá, giỏi, giúp xét tuyển vào đại học tốt hơn.

Học sinh phải vận dụng các kiến thức khác nhau từ căn bản và có sự linh hoạt, sáng tạo mới có thể đạt điểm trên 7.

Các câu hỏi ứng dụng Toán học vào thực tế được đưa vào đề thi một cách hợp lý. Điểm mới của đề thi năm nay là đòi hỏi học sinh tư duy nhiều hơn ở những câu phân loại, học sinh phải nắm chắc kiến thức, hiểu sâu sắc mới làm được trọn vẹn các câu hỏi.

Cô Nguyễn Thị Giang, giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội): 20 câu đầu của đề thi Toán (mã 103) là kiến thức rất cơ bản, học sinh trung bình yếu có thể làm được; từ câu 20-25 là mức cho học sinh trung bình, trung bình khá; từ câu 26 đến 35, cùng câu 46, 47, học sinh học lực khá có thể làm được. Mức độ khó nằm ở các câu 36, 38, 39, 45, 49, dành cho đối tượng khá giỏi. Một số câu rất khó như 37, 41, 42, 43, 44, 50 cần học lực xuất sắc về Toán.

Cô Nguyễn Thị Giang

Về nội dung kiến thức, phần lớp 11 tập trung chủ yếu vào tổ hợp xác suất và hình không gian; lớp 12 kiến thức phân phối đều cả chương trình. Câu mức độ vận dụng cao chủ yếu tập trung về mũ và logarit, nguyên hàm, tích phân và hàm số.

Nhìn chung, mức độ phân hóa đề thi rất rõ ràng. Mức độ 9 điểm học sinh giỏi có thể đạt được, nhưng để được điểm tuyệt đối sẽ rất khó. Học sinh phải tận dụng tối đa thời gian mới có thể hoàn thành được bài thi.

Đề có bốn bài toán đòi hỏi học sinh phải có kiến thức liên môn và thực tế mới có thể làm được. Dự kiến năm nay, điểm của thí sinh đa số ở mức 5-7 điểm.

Thầy Lê Văn Cường, giáo viên Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội): Đề có độ khó tăng so với năm 2017, học sinh khó đạt điểm 9, 10. Ma trận đề phân bố nội dung kiến thức giữa hình học, đại số, kiến thức lớp 11, 12 hợp lý.

Các câu hỏi được sắp xếp theo mức độ khó tăng dần. Câu hỏi ở mức độ nhận biết trong khoảng 10 câu đầu; mức độ thông hiểu khoảng từ câu 11 đến câu 25; vận dụng từ 26 đến câu 10; 10 câu còn lại là vận dụng cao. Để làm được các câu vận dụng cao, thí sinh phải nắm kiến thức rất vững, kỹ năng vận dụng tốt, hiểu bản chất.

Thầy Lê Văn Cường

Riêng câu 43 về ứng dụng tích phân, yêu cầu thí sinh phải tìm được hàm từ đồ thị đã cho. Dạng toán này học sinh ít gặp.

Điểm giống với đề thi năm 2017 là một số câu có kiến thức liên môn (câu 27 là kiến thức Toán – Vật lý), câu mang tính thực tiễn (câu 25 về lãi suất ngân hàng; câu 30, 34 về Toán tối ưu…).

Với đề thi này, học sinh đại trà có thể được 5 điểm, nhưng để đạt 8-9 điểm phải là học sinh giỏi.

Tóm lại, đây là một đề thi hay, có độ phân hóa tốt, đáp ứng được hai mục tiêu là xét tốt nghiệp và lấy kết quả tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.

Đề thi năm nay thể hiện tính phân loại cao hơn hẳn. Để đạt điểm 8 – 10 thì học sinh phải xếp loại học lực tốt, hiểu bản chất vấn đề, tránh học mẹo, biết đan xen giữa kiến thức cơ bản, vận dụng và vận dụng cao mới có thể đạt được.

50 câu trong đề thi được phân bố hợp lý theo mức độ từ dễ đến khó và rất khó như sau: 20 câu đầu tiên ở mức độ nhận biết rất đơn giản; từ câu 21 đến 30 đã có sự chuyển biến về độ khó nhưng chưa đáng kể. Mức độ điểm 6 với những bạn có ý thức học từ đầu năm là hoàn toàn được

Từ câu 31 đến 40: Độ khó đã xuất hiện nhưng vẫn là các dạng bài quen thuộc đã được xuất hiện trước đó trong các đề minh họa năm trước và năm nay

Từ câu 41-50: Các câu hỏi này được tráo lộn với nhau, nên không phân điểm 8,9,10. Cụ thể là từ điểm 8 trở lên sẽ được phân hóa rất cụ thể với nhóm 10 câu cuối. Độ khó giữa nhóm câu này và 40 câu đầu có thể dễ dàng nhận ra. Để làm đc các câu này , học sinh phải thật sự xuất sắc, có sự trau dồi liên tục trong năm, kiến thức giữa các nội dung 11 và 12 phải rất chắc. Chưa kể học sinh có thể phải nắm thêm một vài kỹ thuật xử lý nhanh.

Có một vài dạng bài khá lạ và rất hay về đồ thị hàm số chưa từng xuất hiện trong năm trước. Tôi đánh giá rất cao về ý tưởng câu hỏi trong đề thi năm nay

Các câu hỏi thực tế đời sống như lãi suất, xác suất, hay thể tích các khối đa diện vẫn xuất hiện, đây là những câu hỏi cần có trong một đề Toán mà nhiều người vẫn nghĩ đậm chất tính toán lý thuyết

Có thể đánh giá một cách tổng quan là đề thi THPT QG năm nay đúng như Bộ GD-ĐT đã thông báo trước đó, là phân hóa hơn đề năm ngoái. Thí sinh phải tính toán nhiều hơn, đọc đề cẩn thận hơn. Các em không dùng nhiều máy tính Casio như đề năm trước mà phải hiểu bản chất mới làm được bài. Các phương án gây nhiễu đáp án cũng khó phát hiện ra hơn để tránh trường hợp thí sinh khoanh bừa đáp án mà vẫn đạt điểm trong kỳ thi.

Nguồn: Http://www.nhandan.com.vn

 
truyen 18+, truyen cuoi, truyen kiem hiep, tieu thuyet tinh yeu, doc truyen teen