Thông Tin Ngành Nghề
Các ngành đào tạo tại trường In

1- NGÀNH KẾ TOÁN

Được đào tạo bậc cao đẳng tại trường năm 1999, năm 2011 đào tạo bậc đại học. Đào tạo Sinh viên  có kiến thức đề thực hiện các công việc về kế toán – tài chính trong các loại hình doanh nghiệp và các lĩnh vực khách trong nền kinh tế, chuyên môn về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán ngân sách, kiểm toán, thuế  . . . Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị hình chính sự nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, kinh doanh dịch vụ, ngân hàng, cơ quan tài chính, kiểm toán, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo. Chuyên gia tư vấn và các công việc độc lập về kế toán, kiểm toán, tài chính; tự mở công ty kinh doanh các lĩnh vực . . .

2- KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Là ngành đào tạo truyền thống, được đào tạo tại trường ngay từ ngày đầu thành lập, đến nay đã  trải qua hơn 50 xây dựng và phát triển; Năm 2011 đào tạo ở bậc đại học.

Ngành khoa học cây trồng Đào tạo Sinh viên có kiến thức, kỹ năng về lựa chọn cây trồng, gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng và kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm trồng trọt có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững . . . Sinh viên  tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở Nông nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc đơn vị sự nghiệp (các viện nghiên cứu, trường đại học, các trung tâm thí nghiệm hay phòng thí nghiệm của các tập đoàn, công ty sản xuất lớn, các sở ban ngành về nông lâm nghiệp …).

3- CHĂN NUÔI

Là ngành đào tạo truyền thống, được đào tạo tại trường ngay từ ngày đầu thành lập, đến nay đã  trải qua hơn 50 xây dựng và phát triển; Năm 2011 đào tạo ở bậc đại học.

Mục tiêu đào tạo của ngành là: Đào tạo sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về chăn nuôi, có kỹ năng về chọn, nhân giống vật nuôi, nuôi dưỡng chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh và kinh doanh chăn nuôi; Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm; Có khả năng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuô. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp... Các Cục, viện, trung tâm nghiên cứu, trang trại. Các chương trình dự án phát triển thuộc lĩnh vực Chăn nuôi, Thú y. Các cơ quan hành chính sự nghiệp từ cấp xã, phường trở lên. Các Trung tâm dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học có liên quan đến lĩnh vực Chăn nuôi, Thú y.

4- NGÀNH THÚ Y

Được đưa vào giảng dạy bậc đại học từ năm 2013, mặc dù mới được đưa vào giảng dạy song đã được kế thừa truyền thống hơn 50 năm đào tạo ngành chăn nuôi thú y ở các hệ Trung cấp và cao đẳng.

Ngành thú y Đào tạo  Sinh viên có kiến thức cơ bản vững chắc, có kiến thức về sinh lý học, bệnh lý học, dịch tễ học, dược lý học và miễm dịch học thú y. Có kỹ năng chuẩn đoán bệnh vật nuôi, phòng và điều trị bệnh, tổ chức kiểm soát dịch bệnh động vật. Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn trong điều trị vật nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái. Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành: cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật;  Làm việc tại Các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp... Các Cục, viện, trung tâm nghiên cứu. Các chương trình dự án phát triển thuộc lĩnh vực Thú y. Các cơ quan hành chính sự nghiệp từ cấp xã, phường trở lên. Các Trung tâm dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học có liên quan đến ngành Thú y.

5- NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Là ngành đào tạo truyền thống, đã được đào tạo tại trường từ những năm 90, năm 2011 đào tạo bậc Đại học.

Ngành quản lý đất đai Đào tạo Sinh viên có năng lực kiến thức chuyên môn hiện đại trong quản lý sử dụng đất đai và tài nguyên môi trường; Công nghệ địa chính; Quản lý nhà nước về đất đai; Thị trường bất động sản . . .

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các đơn vị quản lý nhà nước về đất đai từ địa phương đến TW như: Địa chính xã, phòng Tài nguyên môi trường các huyện - thành phố, sở Tài nguyên môi trường các tỉnh, trung tâm phát triển quỹ đất, trung tâm quy hoạch, các công ty tư nhân hoặc nhà nước về  trắc địa và đo đạc bản đồ,...

6- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Đào tạo sinh viên có kiến thức đầy đủ về phương pháp luận và thực hành về công tác quản lý môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Có thể nắm vững các công nghệ xử lý môi trường, và phương pháp quản lý các công nghệ này, cũng có thể đề ra các giải pháp tốt nhất nhằm quản lý các vấn đề môi trường trong các đơn vị hoạt động khác nhau . . .

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể:

-   Công tác trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, ứng dụng, giáo dục tại các cơ quan, Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương liên quan đến các lĩnh vực: Tài nguyên - môi trường, Khoa học và công nghệ, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các Sở, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ của các tỉnh, huyện…

-   Làm việc tại những bộ phận liên quan đến quản lí, khai thác, sử dụng tài nguyên; quản lí và khắc phục môi trường của các tập đoàn, tổng công ty, công ty, nhà máy, xí nghiệp.

-   Làm chuyên gia, cộng tác viên cho các Tổ chức quốc tế, Ban quản lí các dự án liên quan đến vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.

-   Tham gia giảng dạy các môn học liên quan đến tài nguyên, môi trường ở các cấp học (khi tích luỹ thêm một số học phần về nghiệp vụ sư phạm) hoặc tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn: cao học, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

7- CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Sinh viên được đào tạo đầy đủ về ngành nghề thực phẩm, có tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp, được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành để có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành công nghệ thực phẩm và các ngành liên quan; Giảng dạy chuyên ngành công nghệ thực phẩm trong các trường cao đẳng và trung cấp. Có cơ hội học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường, tiếp tục học sau đại học về ngành Công nghệ thực phẩm trên hệ thống các trường tại Việt Nam và các trường trên thế giới.

8- LÂM SINH

Đào tạo Sinh viên có năng lực về lĩnh vực sinh thái tài nguyên và môi trường, thiết kế, chỉ đạo thực hiện các công trình xây dựng và phát triển rừng; điều tra; quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng tài nguyên, thiên nhiên và môi trường; nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ lâm nghiệp . . .

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở lâm nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc đơn vị sự nghiệp (các viện nghiên cứu, trường đại học, các trung tâm thí nghiệm hay phòng thí nghiệm của các tập đoàn, công ty sản xuất lớn, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các sở ban ngành về lâm nghiệp …). Sau tốt nghiệp nếu có nguyện vọng học bậc cao hơn sinh viên có thể học cao học cùng chuyên ngành.

9- CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở về hóa sinh học, vi sinh vật học, sinh học tế bào, sinh học phân tử, thiết kế công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong CNSH như kỹ thuật di truyền, kỹ thuật vi sinh, công nghệ enzim và protein . . .

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhiệm các công tác quản lý và sản xuất: cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyển giao khoa học công nghệ; làm việ tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học, các Viện nghiên cứu, các Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, các Sở khoa học và công nghệ, các Công ty, nhà máy sản xuất, các chương trình, dự án… liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học.

10- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG (Kiểm lâm)

Đào tạo Sinh viên có kiến thức chuyên về lĩnh vực quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nên là nguồn lực chính của ngành kiểm lâm, của các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống cháy rừng. Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài động vật, thực vật nguy cấp . . ..

Sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp (Chi cục Lâm nghiệp, lực lượng Kiểm lâm, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường, ban Quản lý rừng phòng hộ/ đặc dụng, trung tâm/ trạm Khuyến nông, trung tâm Điều tra quy hoạch nông lâm nghiệp, trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên môi trường... ); Các doanh nghiệp nông lâm nghiệp và công trình đô thị: công ty lâm nghiệp, công ty công viên, cây xanh và vv...; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Các viện, trung tâm nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ về lâm nghiệp, phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên môi trường; Các tổ chức phi chính phủ.

11- BẢO VỆ THỰC VẬT

Sau khi tốt nghiệp người học có kiến thức và kỹ năng về nhận biết, điều tra phát hiện, dự tính dự báo; đánh giá thiệt hại do dịch hại và tổ chức quản lý các hoạt động nhằm quản lý dịch hại cây trồng, nông sản phục vụ góp phần bảo vệ cây trồng phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường;  có kiến thức và kỹ năng về Bảo vệ thực vật có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan nghiên cứu khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Bảo vệ thực vật.

12- KINH TẾ (chuyên ngành Kinh tế)

Cử nhân kinh tế sau khi tốt nghiệp sẽ nắm vững những kiến thức sau đây:

- Những kiến thức cơ bản về kinh tế.

- Những phương pháp phân tích, dự báo và xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý kinh tế

- Những kiến thức cơ bản về tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá quá trình thực thi chiến lược, chính sách và chương trình về kinh tế

-Có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, có năng lực chuyên môn về kinh tế trong các lĩnh vực có khả năng phân tích, hoạch định chính sách, quản lý và giải quyết các vấn đề về kinh tế ở các cấp khác nhau của nền kinh tế.

Vị trí làm việc sau khi ra trường

Các cử nhân kinh tế ra trường sẽ làm việc ở:

- Cơ quan quản lý nhà nước các cấp;

- Các cơ quan nghiên cứu và đào tạo về kinh tế, viện kinh tế;

- Các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh tế, các định chế tài chính trong nước và quốc tế

- Các chương trình, dự án đầu tư phát triển, các tổ chức chuyên môn tư vấn và thẩm định về kinh tế.

13- LÂM NGHIỆP ĐÔ THỊ

Đào tạo kỹ sư Lâm nghiệp đô thị chuyên sâu trong lĩnh vực quy hoạch, thiết kế, quản lý, chỉ đạo thực hiện các biện pháp kỹ thuật xây dựng và phát triển các công trình cây xanh đô thị. Kỹ sư Lâm nghiệp đô thị có kỹ năng, kiến thức về tư vấn kỹ thuật cây xanh đô thị, quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý giám sát các công trình cảnh quan và cây xanh đô thị; Phân tích, đánh giá các vấn đề thực tiễn và yêu cầu của xã hội về cây xanh đô thị, quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý cảnh quan và cây xanh đô thị. Có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ.

Sinh viên ngành Lâm nghiệp đô thị sau khi tốt nghiệp:

Vận dụng được những kiến thức cơ sở ngành gồm sinh lý thực vật, vẽ mĩ thuật, hình họa họa hình, thổ nhưỡng, thực vật đô thị, sinh thái cảnh quan, nguyên lý sáng tạo nghệ thuật, Ứng dụng Autocad trong thiết kế cảnh quan, Đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch  cảnh quan, Vật liệu cảnh quan… để học các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu và tiếp thu các công nghệ mới.

 


truyen 18+, truyen cuoi, truyen kiem hiep, tieu thuyet tinh yeu, doc truyen teen